Tour Hà Nội Hải Dương

Tour Hà Nội Hải Dương - Bạn lên kế hoạch đi tham quan du lịch Hải Dương phân vân chưa biết chọn đơn vị tổ chức tour du lịch uy tín nào trên địa bàn Hà Nội hãy nhanh tay liên hệ Mr. Hoàng 0911895016 ngay hôm nay để được tư vấn một chương trình tour du lịch Hải Dương chi tiết mới giá cả cạnh tranh nhất bạn nhé. Hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức tour du lịch chuyên tuyến đi Hải Dương chúng tôi am hiểu các tuyến điểm tham quan tại Hải Dương, các địa danh nổi tiếng tại Hải Dương, chúng tôi biết các nhà hàng ngon tại Hải Dương, khách sạn đẹp,khu nghỉ dưỡng cao cấp trên địa bàn Hải Dương. Đội ngũ nhân viên sales bán hàng nhiệt tình chu đáo tư vấn 24h, Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch được tuyển dụng và đào tạo chuyên sâu có kiến thức, nhiệt tình và vui vẻ, Đội ngũ lái xe được đào tạo kỹ chuyên phục vụ du lịch điềm đạm lịch sự đúng giờ. Chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách một chương trình tour du lịch đi Hải Dương tốt nhất, giá cả tour du lịch Hà Nội Hải Dương cam kết cạnh tranh và tốt nhất, có xuất hóa đơn VAT theo yêu cầu.

Tour code : CSKB01

Loại tour : Tour riêng

Giá : 550k - 450k

Tour code : DTDC01

Loại tour : Tour riêng

Giá : 500k - 400k

Tour code : DCHD01

Loại tour : Tour riêng

Giá : 550k - 550k

Tổng quan du lịch Hải Dương

Hải Dương - một tỉnh thành nằm ở đồng bằng Sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ. Theo kinh nghiệm du lịch Hải Dương thì nơi đây là nơi lưu giữ những giá trị văn học lịch sử có giá trị cao, có những khu di tích quốc gia đặc biệt. Hải Dương nằm cách thủ đô khoảng 57km về phía đông, cách thành phố Hải Phòng khoảng 45km về phía tây, hướng Tây Bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáo với tỉnh Bắc Giang về phía Bắc, tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh về phía Đông Bắc và giáp với tỉnh Thái Bình về phía Nam. 

Thời điểm du lịch tốt nhất

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chính vì vậy khí hậu ở tỉnh thành này được chia thành 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Với kinh nghiệm du lịch Hải Dương thì bạn có thể đến nơi này bất cứ nào trong năm, tùy thuộc vào mục đích chuyến đi của bạn

Nếu bạn đến tham quan Hải Dương từ tháng 2 đến tháng 4 thì đây là thời điểm Hải Dương có rất nhiều lễ hội, một số địa điểm di tích thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan như chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc,....

Vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 7 khi bạn ghé thăm Hải Dương thì ngoài việc ghé thăm các danh lam thắng cảnh nơi này thì bạn còn được thưởng thức những loại hoa quả nổi tiếng nơi đây như vải thiều, hồng xiêm và đặc biệt là ổi Thanh Hà - loại hoa quả nổi tiếng nhất ở tỉnh thành này. 

Di chuyển đến Hải Dương

Để đến du lịch và khám phá Hải Dương thì có rất nhiều cách di chuyển, dưới đây là một số cách di chuyển để bạn có thể đến tỉnh thành này một cách thuận tiện nhất

Di chuyển bằng xe máy, ô tô riêng

Hải Dương cách Hà Nội chỉ khoảng 57km, đoạn đường không quá xa nên bạn hoàn toàn có thể đến nơi này bằng xe máy hoặc ô tô riêng của mình, vừa có thể ngắm cảnh dọc hai bên đường đi và có thể chủ động về mặt thời gian không phải phụ thuộc vào các yếu tố khách quan.

Một lưu ý nho nhỏ đó là nếu bạn đến Hải Dương bằng xe máy hoặc ô tô riêng thì nhớ chấp hành đúng luật an toàn giao thông nhé, và nhớ mang đầy đủ giấy tờ khi di chuyển.

Di chuyển bằng xe khách

Hiện tại, có rất nhiều tuyến xe khách đến Hải Dương từ khắp các nơi trên cả nước, cho nên các bạn có thể dễ dàng di chuyển đến đây bằng xe khách. Mặc dù vậy, thế nhưng nếu như bạn từ miền Nam, hoặc các tỉnh miền Tây sông nước nếu như đi xe khách ra Hải Dương thì hãy cân nhắc xem là thời gian và lịch trình của mình có đủ không nhé. 

Di chuyển bằng tàu hỏa

Tàu hỏa là phương tiện di chuyển khá là quen thuộc với mọi người, các bạn có thể đi tàu hỏa ra Hà Nội, rồi từ ga Hà Nội mua vé lên tàu về Hải Dương. Một lưu ý nho nhỏ đó là di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội về Hải Dương thì chỉ có các chuyến tàu vào ban ngay, cho nên bạn hãy sắp xếp lịch trình của mình cho phù hợp để có thể đến tỉnh thành này tham quan nhé.

Di chuyển bằng máy bay

Máy bay có lẽ là phương tiện di chuyển phù hợp nhất đặc biệt là các bạn từ miền Nam. Bạn có thể mua vé đến sân bay Nội Bải ở Hà Nội hoặc sân bay Cát Bi ở Hải Phòng, sau đó có thể về Hải Dương bằng xe khách, xe bus hoặc xe taxi đều được. 

Danh lam thắng cảnh Hải Dương

Kinh nghiệm du lịch Hải Dương có rất nhiều địa điểm du lịch, đặc biệt là các di tích lịch sử, khi đến đây các bạn có thể ghé thăm một số địa điểm sau:

Quần thể di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc

Ở Hải Dương thì quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc là hai di tích lịch sử nổi tiếng của huyện Chí Linh, nơi đây là địa điểm gắn liền với tên tuổi của các danh nhân văn hóa đất Việt, các anh hùng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi,...

Chùa Côn Sơn có tên chính thức là  "Thiên Tư Phúc Tự" có nghĩa là ngôi chùa được trời ban cho phước lành. Ngôi chùa này được xây dựng vào thế kỉ XIV là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm. Trải quan những thay đổi của lịch sử, môi trường và thời gian thì chùa Côn Sơn ngày nay còn có 4 công trình chính là Tam quan, Tiền đường, Thiều hương và Thượng điện. 

Đến với chùa Côn Sơn ngoài các kiến trúc cổ, bạn còn được tìm hiểu về giếng Ngọc - huyệt mạch của núi Côn Sơn và nơi đây được quan niệm rằng là mắt của Ky Lân - thần thú ngày xưa. Giếng Ngọc được xem là nguồn nước quý của di tích chùa Côn Sơn mà còn là một điểm đến tham quan tâm linh. Từ giếng Ngọc, bạn có thể đi men theo các bậc đá để lên đỉnh Côn Sơn - nơi đặt Bàn Cờ Tiên của Nguyễn Trãi cùng các bậc tiền nhân dừng chân chơi cơ. Đứng trên đỉnh Côn Sơn bạn có thể ngắm nhìn một vùng núi non hùng vĩ được thu gọn lại trong tầm mắt. 

Đền Kiếp Bạc nằm cách chùa Côn Sơn khoảng 5km, nơi đây là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc đặt đặt cho ngôi đền này là do  đền nằm trên thung lũng giao giữa làng Kiếp và làng Bạc, ngày nay là làng Vạn Yên và làng Dược Sơn. 

Đền Kiếp Bạc được xây dựng theo kiến trúc cung đình ngày xưa với 3 tòa điện lớn, tại điện giữa là đặt thượng thờ Trần Hưng Đạo, tòa điện trong đặt tượng thờ con rể của Trần Hưng Đạo là tướng quân Phạm Ngũ Lão, tòa điện trong cùng là đặt tượng thờ của công chúa Quốc mẫu Thiên Thành - vợ của Trần Hưng Đạo và 2 người con gái của ông. 

Hàng năm, ở đền Kiếp Bạc diễn ra lễ hội đền Kiếp Bạc từ ngày 15 đến 20/8 âm lịch, đây được xem là một trong những lễ hội lớn nhất ở nước ta thu hút rất nhiều từ khắp mọi miền tổ quốc về hành hương, trẩy hội. Nếu bạn đến đền Kiếp Bạc vào mùa thu thì bạn còn được trải nghiệm được rất nhiều hoạt động văn hóa tín ngưỡng mang đậm màu sắc văn hóa dân gia ta như Lễ Cáo yết, lễ Khai ấn,.. tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. 

Đảo cò Chi Lăng Nam

Một địa điểm du lịch trong kinh nghiệm du lịch Hải Dương đó chính là khu sinh thái Đảo cò Chi Lăng Nam là nơi cư trú của nhiều loài cò, vạc,.. trong  lòng hồ An Dương giữa đảo cò là nơi trú ngụ của nhiều loại cá quý như cá nheo, cá quả, cá vược, cá bơn, tôm, baba,... cùng với nhiều loại thực vật thủy sinh, thực vật hoang dã.

Đến với đảo cò Chi Lăng Nam bạn có thể trải nghiệm đi thuyền hoặc đạp vịt để tự mình khám phá các hòn đảo nhỏ ở đây. Ngoài ra, khi tới đây bạn không những được tận mắt nhìn thấy hàng ngàn, hàng vạn chú cò, chú vạc bay lượn mà bạn còn được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên sống nước bao la, rộng lớn đầy thơ mộng. 

Hằng năm cứ mùa gió heo may vào tháng 9 âm lịch, thì lại có thêm rất nhiều các loài chim nước ở vùng kahcs bay về đây sinh sống và kiếm ăn cho đến tháng 4 năm sau. Nếu bạn đến Đảo cò vào những ngày lập đông thì bạn sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hy hữu, khi mà hàng vạn chú cò đậy san sát trên các cành cây từ xa nhìn lại như những cành hoa điểm đầy bông trắng

Văn Miếu Mao Điền

Chỉ đứng sau Văn Miếu Quốc Tử Giám thì Văn Miếu Mao Điền của tỉnh Hải Dương được xem là một trong những di tích lịch sử thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc Đại Khoa Nho hoạc tiêu biểu ở "xứ Đông" ngày xưa. 

Đến du lịch Hải Dương bên cạnh vẻ trang nghiêm, tĩnh mịch của văn miếu Mao Điền thì vào mùa hè, có rất nhiều người đến đây để đứng trên chiếc cầu cong duyên dáng, ngắm nhìn những bông sen nở rộng, hít hà hương thởm thoang thoảng trong bầu không khí trong lành. 

Hai di vật cổ nhất bên trong văn miếu Mao Điền đó chính là chiếc lư hương bằng đá trên bàn thờ công đồng và chiếc khánh đá từ thời Tây Sơn - mặc dù đã bị mẻ một bên tai thế nhưng chiếc khánh này vẫn có âm thanh trong trẻo lạ tai vô cùng. Đặc biệt hơn là nếu bạn đánh liên tiếp 3 tiếng vào khánh thì sẽ phát ra 3 âm thanh khác nhau. 

Văn Miếu Mao Điền hiện nay chính là niềm tự hào về quá khứ vẻ vang, đại diện cho nền tri thức và tinh thần hiếu học của người dân Hải Dương, chính vì vậy nơi đây thu hút rất nhiều khách du lịch ghé thăm mỗi năm.

Làng gốm Chu Đậu

Làng gốm Chu Đậu xuất hiện từ cuối thế kỉ 14, nơi đây chuyên sản xuất các loại gốm men cao cấp " trong như ngọc, mỏng như giấy, trắng như ngà, kêu như chuông". Làng gốm Chu Đậu toát lên vẻ đẹp giản dị của người Việt Nam, nét đặc trưng của Gốm Chu Đậu được thể hiện rõ ở kiểu dáng, màu sắc, văn hóa, họa tiết tinh xảo. Không chỉ thu hút du khách trong nước, mà các du khách quốc tế cũng rất hay ghé thăm nơi đây.

Cánh đồng cỏ rễ

Bãi rễ nằm cạnh rừng thông ở phía nam chân núi Côn Sơn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Cây rễ còn có tên là thanh hao, nở hoa trắng li ti vào mùa thu, với hương thơm dễ chịu. Đi thêm vài kilomet từ cánh đồng này bạn sẽ gặp vườn hồng trĩu quả vào mùa thu.

Khung cảnh dưới chân núi Côn Sơn mênh mông và thơ mộng nhờ thảm xanh của đồng rễ luôn thu hút nhiều bạn trẻ tới thăm thú, chụp ảnh.

Cánh đồng hoa hướng dương

Vào tháng 10, cánh đồng hoa hướng dương ở đường Trường Chinh sẽ nở rộ, vàng ươm một vùng.

Vườn hoa đẹp nhất vào buổi sáng từ 8 - 9h, để có ánh nắng tự nhiên, không quá đông khách. Hoặc bạn có thể ghé nơi đây vào buổi chiều, từ 15h30 đến 17h30 để kết hợp ngắm hoàng hôn. Vườn mở cửa miễn phí. Vào buổi tối, những bông hoa thêm rực rỡ bởi các mô hình ánh sáng.

Cây vải tổ

Thanh Hà vốn có vải thiều ngon nức tiếng, ít ai biết vải trong vùng đều lấy giống từ cây tổ 200 tuổi của cụ Hoàng Văn Cơm. Cây vải tổ ở xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà tuổi đời hơn 200 năm, giữ kỷ lục "Cây vải thiều lâu năm nhất".

Cụ Hoàng Văn Cơm, người thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà mang hạt về ươm từ năm 1870. Cụ ươm lên 3 cây, nhưng chỉ một cây sống sót và ra quả, nhân giống thành những vườn vải thiều rộng khắp vùng Hải Dương. Đến nay cây vải tổ vẫn tươi tốt.

Đền Đươi

Đền Đươi còn có tên Quỳnh Hoa từ, ở làng Cẩm Cầu, xã Thống Nhất (Gia Lộc, Hải Dương). Đây là ngôi đền cổ được xây dựng từ thời nhà Lý (thế kỷ thứ 11). Năm 1991, đền Đươi được xếp hạng di tích cấp quốc gia.

Đền thờ Nguyên phi Thái hậu Ỷ Lan (7/3/1044-25/7/1117). Bà tên là Lê Thị Yến hay Lê Khiết, phi tần của hoàng đế Lý Thánh Tông, mẹ ruột của hoàng đế Lý Nhân Tông. Trong chiến tranh, đền Đươi là cơ sở cách mạng ở địa phương, trung tâm liên lạc kết nối với chiến khu Việt Bắc.

Đền Đươi, nơi thờ tự Nguyên phi Thái hậu Ỷ Lan là một trong số ít di tích lịch sử văn hóa cổ xưa còn được gìn giữ đến ngày nay trên đất Hải Dương

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương

Quần thể An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương là di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt tại thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Di tích gồm An Phụ: gồm Đền An Phụ và chùa Tường Vân (Chùa Cao) thuộc xã An Sinh; Kính Chủ: Động Kính Chủ thuộc núi Kính Chủ, xã Phạm Mệnh (còn gọi là Bồ Đà, Quán Châu, Thạch Môn), lại có hang thông lên trời gọi là Dương Nham; Nhẫm Dương: chùa Nhẫm Dương (chùa Nhẫm, tên chữ là Thánh Quang) thuộc xã Duy Tân.

Đền An Phụ còn có tên là Đền Cao. Đền nằm trên đỉnh núi cao nhất của dãy An Phụ. Tương truyền, đền được xây dựng vào thời Trần (thế kỷ XIII), thờ An Sinh vương Trần Liễu - Thân phụ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Đền được xây dựng theo kiểu kiến trúc tiền nhất hậu đinh, gồm có tiền tế, trung từ và hậu cung. Hậu cung có thờ tượng Trần Liễu và hai cháu nội Đệ Nhất Vương Cô và Đệ Nhị Vương Cô - con gái của Hưng Đạo Đại Vương.

Động Kính Chủ có nhiều ngõ ngách, chính giữa là ban thờ Phật, bên phải là bệ thờ vua Lý Thần Tông và Lý Chiêu Hoàng, phía trong thờ Đức Thánh Hiền, Ban Cô. Bên trái động thờ Thành Hoàng, Đức Ông. Sâu hơn ở phía trong là tượng Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả.

Hiện tại, trong động còn tổng 47 bia ma nhai như một bảo tàng về văn bia với những nét chạm khắc tài hoa, phản ánh rõ nét phong cách trang trí mỹ thuật đương thời từ thời Trần, Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng đến thời Nguyễn thế kỷ XIX.

Chùa Nhẫm Dương, tên chữ là Thánh Quang tự, là một ngôi chùa lớn, được khởi dựng từ thời Trần, được tôn tạo và khá sầm uất vào thời Lê, thời Nguyễn. Chùa còn bảo lưu được 2 tháp đá thời Lê - bảo vật quý giá cho thấy bề dày lịch sử của ngôi chùa. Chùa Nhẫm Dương còn có các di chỉ khảo cổ học như động Thánh Hoá và Hang Tối, với 1.796 hiện vật - chủ yếu là hoá thạch của các loài động vật có niên đại từ 3 - 5 vạn năm.

Chùa Giám

Di tích lịch sử quốc gia chùa Giám, thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, Hải Dương có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Theo đại diện Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, ngôi chùa xây dựng từ năm 1336, thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh.

Toà tháp hình lăng trụ lục giác là công trình nổi bật nhất của chùa Giám, làm từ gỗ lim, cao khoảng 8 m, nặng 4 tấn với nhiều chi tiết chạm trổ cầu kỳ. Ở giữa tháp là một trục quay giúp cả công trình có thể xoay tròn bằng sức đẩy của một người.

Chùa Thanh Mai

Chùa Thanh Mai lưu giữ bia "Thanh Mai Viên thông tháp bi" được công nhận bảo vật quốc gia. Ảnh: Giang Chinh

Chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa xây dựng trên sườn núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Bảo. Trước chùa là núi Bái Vọng, nơi có phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh, thân phụ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.

Chùa xây dựng từ thế kỷ 13. Đây là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi trụ trì của Pháp Loa tôn giả - vị Tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm. Trải qua năm tháng mưa nắng, chiến tranh, chùa cổ đã sụp đổ. Thời gian gần đây, chùa được khôi phục từng phần trên nền móng của một số công trình lớn. Chùa nằm dưới quần thể rừng phong trải rộng trên diện tích hơn 100 ha, trong đó hơn 50 ha nằm trọn trong đất chùa.

Làng chạm khắc gỗ Đông Giao

Làng chạm khắc gỗ Đông Giao thuộc xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, cách thành phố Hải Dương 20km về phía Tây.

Tương truyền, nghề chạm khắc gỗ ở Đông Giao đã có trên 300 năm nhưng bị mai một dần. Đến năm 1983 nghề được phục hồi và phát triển như ngày nay. Thợ làng Đông Giao khéo léo, thông minh với bản chất cần cù chịu khó nên không ngừng sáng tạo, cải tiến mẫu mã, nâng cao tay nghề.

Làng rối nước Thanh Hải

Hải Dương còn lại 3 phường múa rối là Hồng Phong, Thanh Hải và Lê Lợi. Tất cả đều tận dụng ưu thế là địa điểm biểu diễn xen lẫn với nhà cửa, ruộng đồng. Nhờ vậy, du khách có được cảm giác gần gũi khi theo dõi.

Trong ao nước nhỏ nằm giữa xóm làng, một thủy đình được xây dựng làm địa điểm biểu diễn. Những câu chuyện ruộng đồng được người địa phương, thường quen với tay cầy tay cấy khơi gợi khéo léo. Các tiết mục múa tứ linh, chuyện chàng câu ếch... cứ thế diễn ra tự nhiên được du khách hưởng ứng nhiệt tình.

Khác với nhiều nơi, nghệ thuật múa rối ở đây có hệ thống điều khiển khác biệt. Nếu nhiều phường khác sử dụng sào đưa rối ra rồi giật dây, người dân nơi này cắm cọc âm dưới nước rồi nối dây lại. Khi đó, mỗi hoạt động, cử chỉ của "nhân vật" sẽ do sự khéo léo, tài tình của họ điều khiển.

Người Hải Dương còn nghề làm gốm làng Cậy (xã Long Xuyên, Bình Giang), nghề thêu ở Xuân Nẻo (xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ), nghề làm vàng bạc Châu Khê (xã Thúc Kháng, Bình Giang), nghề làm lược tre ở làng Hoạch Trạch (xã Thái Học, Bình Giang), nghề khâu nón Mao Điền (Cẩm Giàng), nghề làm giường chõng tre (xã Nhân Quyền, Bình Giang); nghề làm bánh gai (Ninh Giang), nghề làm bánh đậu xanh, nấu rượu Phú Lộc (Cẩm Giàng), nghề điêu khắc đá Kính Chủ (Kinh Môn)..

Ăn gì khi du lịch Hải Dương?

Với kinh nghiệm du lịch Hải Dương thì nơi này có rất nhiều món ngon đặc sản mà bạn không thể bỏ qua, điển hình như:

Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng được xem là món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Hải Dương. Cá rô sau khi mua về được làm sặc thì sẽ được chia làm 2 phần, 1 phần dùng để nấu nước dùng và 1 phần dùng để bày ra tô. Sau khi cá được sơ chế xong, bún được để vào bát, bỏ thêm ít thịt cá, hành tiêu, rồi cho nước dùng nóng hổi, ăn cùng với nước mắm nguyên chất, rau thơi, bông chuối, rau muống là bạn đã thưởng thức được món ăn ngon lành, đậm vị rồi. 

Bánh cuốn

Bánh cuối Hải Dương có lớp bánh mềm, mỏng và dai. Vốn được làm từ bột lọc chứ không phải bột gạo như những nơi khác, nên bạn sẽ cảm nhận được rõ sự khác biệt của bánh cuốn Hải Dương. Chỉ cần ăn một miếng chấm cùng nước chấm bạn sẽ thấy sự kỳ công của người làm bánh.

Bánh dày Gia Lộc

Đến Hải Dương mà không thưởng thức bánh dày Gia Lộc thì quả thật là thiếu sót. Chiếc bánh dày trắng mịn, dẻo thơm đã trở thành một trong những đặc sản ẩm thực ở đây. Đôi khi chỉ cần một lần thưởng thức thôi là bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc biệt này để rôi lần sau quay lại chắc chắn phải nếm thử. Bánh dày ăn kém với giò lụa, xôi nén ăn chung với chả thì quả là thứ quà sáng đặc trửng của người dân nơi đây. 

Bánh đậu xanh

Bánh đậu xanh - thứ bánh trở thành đặc sản nổi tiếng nhất của Hải Dương. Chỉ cần nói đến bánh đậu xanh thì người ta sẽ nghĩ ngay đến Hải Dương. Bánh được làm từ những nguyên liệu quen thuộc, gần gũi như đậu xanh, mỡ lợn, dầu hoa bưởi, đường. 

Bánh có rất nhiều loại, có loại truyền thống, có loại thì cho thêm bột đậu đỏ, hạt sen,... bánh có vị thơm, bùi của đậu, một chút ngậy thơm của mỡ lợn, một chút ngọt của đường và hương thơm man mát của tinh dầu hoa bưởi. 

Bánh được cắt thành các hình khối nhỏ, có màu sắc vàng tươi, thơm nức, Mối khi thưởng thức, bạn bỏ từng miếng bánh vào trong miệng là có cảm giác như được tận hưởng những tinh túy của đất trời.

Bánh gai Ninh Giang

Có lẽ, bạn đã quá quen thuộc với bánh gai rồi phải không. Thế nhưng bánh gai Ninh Giang lại có một hương vị rất khác, rất lạ, đặc trưng của Hải Dương mà không nơi nào giống. 

Vỏ bánh được làm từ bột nếp hòa với lá gai được giã nhuyễn, nhân bánh có mùi thơm của đậu xanh, vừa thơm, vừa mịn. Chỉ cần ăn một miếng bạn sẽ cảm nhận ngay được vị ngon hòa tan vào đầu lưỡi, mùi thơm của lá gai, khiến bạn chỉ muốn ăn nữa. 

Vải thiều Thanh Hà

Hải Dương là nơi có vải thiều Thanh Hà nổi tiếng nhất nước ta. Vải thiều ở đây được xem là "bà hoàng" của các loại vải với hạt nhỏ, màu nâu đen, cùi dày, mọng nước, vị ngọt, hương thơm. Đến Hải Dương vào mùa hè, bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một vườn vải nhuộm một màu đỏ, đâu đâu cũng thấy người ta bán vải thiều. Bóc một quả vải ra thì bạn sẽ thấy ngay lớp cùi trắng nõn, mọng nước, ngọt ngào dịu mát. Sau khi ăn xong thì hương thơm của vải vẫn còn vương vấn mãi, khiến bạn khó quên. 

Chả rươi Tứ Kỳ

Đến Hải Dương mà không thưởng thức chả rươi ở Tứ Kỳ thì thật là một điều tiếc nuối. Chả rươi Hải Dương được làm theo phương thức gia truyền, có hương thơm hấp dẫn, đánh gục tất cả những người có khẩu vị khó tính. Vị nọt đậm, ngầy ngậy của thịt rươi trộn cùng trứng gà, vỏ quýt, húng thơm,... tạo nên một món ăn có hương vị vô cùng hấp dẫn.

Trên đây là những kinh nghiệm du lịch Hải Dương, nếu như bạn muốn đến Hải Dương thì nhớ lưu trữ những thông tin hữu ích này. Hãy đến đây và chia sẻ cho chúng tôi hành trình của mình cho mọi người cùng biết nhé.